HAI LÚA

HAI LÚA

Lê Phương Minh

    Lúa ngồi suy tư bên cạnh chiếc quạt bàn ì ạch đang chạy. Một ly cà phê đen, một bình trà nóng; điếu thuốc trên chiếc gạt đang cháy dở dang; cái tàn trắng dài ngoẵng như túm râu của "lão Ất Mùi" trong tấm lịch đang treo trên tường trước mặt. Buổi sáng an lành, trời trong mát, không khí yên tĩnh. Gió lùa từ những vườn rau của những khu đất mà nhiều người hàng xóm đang canh tác.

  
    Giờ này, cả cái xóm nhỏ của Lúa đang tất bật lắm đây. Những ngày gần Tết người ta hối hả làm việc nhiều hơn và nhanh hơn để kiếm đồng ra đồng vào mà chi tiêu trong ba ngày Xuân. Những người trồng rau dậy rất sớm để kịp cho buổi chợ sáng. Những ông bố bà mẹ cũng chuẩn bị lo cho các con đi học rồi đi làm. Nhà Lúa cũng chẳng ngoại lệ, Lúa còn có một lý do nữa để dậy sớm vì lúc đó yên tĩnh hơn, tốt cho công việc sáng tác của một Nhạc sĩ kiêm thầy giáo (In-gờ-lít).


    Như bao ngày cuối năm đã qua đi, con người ta vẫn cảm thấy vui vui. Thích mơ mộng, ôn lại những kỷ niệm, sự kiện trong một năm qua; thậm chí cho suốt cả quãng thời gian sống và lớn lên của cuộc đời. Cũng là những ngày như thế nhưng hồi xưa sao mà đẹp thế. Tuổi thơ thật nhiều kỷ niệm... những buổi tắm mưa... những buổi trốn mẹ đi tắm sông... những trái Ổi, những trái Na rừng, những trái Cóc xanh...v v. Hương vị đó bây giờ có mơ cũng chẳng thể kiếm ra được như xưa.


    Lúc đó cuộc sống đơn giản lắm, trò chơi của bọn trẻ thường thì thả diều, tạt lon, đánh khăng.... Bọn con gái thì đánh chuyền, ô quan hay chỉ là chơi u...u.u... con trai thì chơi "súp-phê". Cao cấp hơn thì chơi gẩy hình với những kỹ thuật gẩy "giu-đô" điêu luyện ăn nắp phéng... Nắp nước ngọt con cọp có giá rẻ nhất rồi mới tới nắp 333, nắp quân tiếp vụ, nắp Top... có lẽ lúc bấy giờ nắp nước ngọt con nai là trị giá mắc nhất.


    Còn một trò chơi nữa có vẻ trí thức hơn là cùng bạn chế tạo ra những hình thức quay phim đơn giản mà màn chiếu là chân tường trong gầm giường. Vì chỉ nơi đó mới có đủ bóng tối cho những cái bóng đèn 3v đủ phát sáng do những tép pin trong máy truyền tin của quân đội; được mấy chú nhóc thời của Lúa xin hoặc chôm của mấy người lính... Chơi quên cả về ăn cơm, quên cả giờ đi học vào buổi chiều. Tiếng mẹ gọi làm bọn nhóc nhớn nhác vội tìm chỗ giấu pin, bóng đèn với vài tấm phim mà thằng bạn có họ hàng ở "sì gòn", làm trong rạp Cao Đồng Hưng vất vả lắm mới xin về được. Vội vã chạy thẳng về nhà với bàn chân trần... lúc đó những đôi dép là thứ hàng xa xỉ chỉ dành cho đi lễ, đi học hoặc ngày tết mới mang, còn không thì chân đất "tất tần tật"... Len lén đi thật khẽ từ đằng sau bếp lên rồi cất tiếng dạ thật to. Cứ như mình ở dưới bếp từ sáng đến giờ ấy. Ba Mẹ mải làm không để ý thì xoa ngực mà cảm tạ Chúa đã thoát khỏi... Cầm đại cái ấm nhôm trên bàn mà tu ừng ực dòng nước trà tươi bên trong mà đã khát, mà sướng rơn.

----o@o-----

    Miên man nhớ về ngày xưa ấy mà ngỡ tưởng như mới đây. Kể cũng hay, đời người coi vậy mà nhanh đến không ngờ... phút chốc đã là một bước ngoặc... có bao nhiêu bước ngoặc...? Hơn mười một chút thì vào học nội trú. Nhỉnh hơn một tị đã thành niên. Một ngã rẽ nữa mở ra để trở thành một nhạc sĩ. Đồng thời một bước nhỏ nữa nhưng đã thành to chuyện.... Vâng Lúa đã bị sập bẫy tình... Cũng tại cái cô em nho nhỏ có cái má lúm đồng tiền với đôi mắt huyền, dáng gọn gàng , nhanh nhẹn. Vậy là mùa Xuân tiếp nối mùa Xuân...


... Và rồi tất cả thơ, nhạc đều được tạm thời chất đống trên gác bếp cùng với mồ hóng của tháng năm. Lúa giờ chỉ còn giữ lại cái "In-gờ-lít" để lo cho cuộc sống mới. Niềm vui trong cái lồng chim câu nhỏ...hà hà...

   
    Cuộc sống chả mấy nhẹ nhàng cả, chả mấy khó khăn cả. Rồi cũng đến lúc xấp giấy và cây viết cũng được lôi từ gác bếp ra. Kiếm thêm cái organ nho nhỏ nữa là thả sức mơ mộng , thả sức bay bổng tới chân Đức Mẹ thăng thiên rồi. Những bản nhạc lại được tiếp nối ra đời... Say sưa với nhạc, say sưa với ca đoàn.... Lòng thầm cảm ơn Chúa vì trong môi trường ca nguyện mà con lấy được nhà con.... Tâm tình Lúa bay bổng, những bản nhạc cũng được bay xa hơn.... .... Tiếng chuông của giáo đường nào ở đâu đấy vừa gõ sáu tiếng. Bất giác Lúa chợt thở dài... Sắp " lão" mất thôi.... U60 rồi còn gì? Kỳ này thấy trong lòng nôn nao làm sao ấy... thấy vui vui lạ. Thích cười tủm tỉm một mình. Lòng phơi phới... lại hay viết nhạc tình ca mới chết chứ. Đời cứ vui như Tết. Ấy chà...!! Không khéo lại thêm một cái ngoắc demi nữa trong đời mà người ta thường hay gọi là hồi xuân ấy... hì hì...(lại tủm tỉm cười một mình).... ..... Ngoài ngõ, tiếng kẽo kẹt đẩy xe của bà bán xôi dạo lăn đều. Tiếng quạt lửa phần phật của chị bán bún riêu bên hông nhà lâu lâu lại cất lên. Đâu đó có vài tiếng chim hót... tiếng loẹt quẹt dép đều đều của bà bán bánh đúc xa dần ra đầu ngõ....
... Xuân đang về....

PHIẾM

BÁNH CUỐN ĐẦU LĂNG

Lê Phương Minh     Ngày cuối năm rảnh rang chở vợ đi ăn bánh cuốn....     Nghe cái tên thôi thì thấy hơi lạ tai, vài phần...

NOEL CÁI LẠNH KHÔNG QUEN

L ê p h ư ơ n g m i n h.       Nói cho quá, mới chỉ có 22°C ngoài giời mà lão đã quấn kín bưng, lại còn kêu lạnh lắm. Chẳng biết có phải do lão phóng đại tô màu không...

SỰ THÀNH ĐẠT

 Bích Linh Kha - Hoạ sĩ Hoàng Huy          HH ----------------     Ra trường ,hắn bỏ nghề theo phường buôn bán lậu biên giới có một ít tiền....

HƯ VÔ

 Bích Linh Kha - Hoàng Huy     Thời năm 89_ 90 , tụi tôi tranh thủ đi chép tranh tại gallary đồng Khởi Q 1 kiếm tiền thêm ăn học. Thời đó chép tranh có giá lắm ,có lúc được hơn 4...

VÔ NGÃ

Bích Linh Kha - Hoàng Huy       Nhà phê bình với phòng tranh hiện thực ,ấn tượng : _”Tranh của họa sĩ còn tầm thường quá ,nó vẫn mang tính” minh họa” bình thường như bao tranh...

HIẾU

Hoạ sĩ Hoàng Huy - Bích Linh Kha     Chồng mất sớm ,Mẹ tảo tần nuôi các con lớn lên ,mẹ chia hết đất cho mỗi người con một lô. Còn căn nhà duy nhất mẹ ở với thằng Út. Mẹ bảo :” lúc...

NHỮNG KẺ ĐIÊN

 Hs. Hoàng Huy - Bích Linh Kha      Bố ra đường gặp ăn cướp giật túi xách,cô gái la cầu cứu…Bố nhào vào giúp đỡ . Bố bị thằng cướp đâm một dao vào vai. Người qua đường bảo:” Rõ...

BÀI HỌC DẠY CON

Hoạ sĩ Hoàng Huy - Bích Linh Kha     Bố dạy con : Hồi xưa ,ông bà nội lúc nào cũng nhịn ăn nhịn mặc , thương tụi bố lắm.Ông bà nội suốt đời hy sinh vì những đứa con. Nay Bố và các cô...

TÌNH

Hoạ sĩ Hoàng Huy - Bích Linh Kha      Hai anh em mồ côi thương yêu nhau lắm. Từ nhỏ đứa em lúc nào cũng bám dựa theo anh.Anh quyết định nghỉ học sớm ,đi làm nuôi Em ăn học thành tài...

CHIM HÒA BÌNH

Hoạ sĩ Hoàng Huy - Bích Linh Kha     Chim bồ câu trống tán tỉnh bồ câu mái : “Nàng ơi hãy về với anh , ông chủ đặt tên anh là chim hòa bình, ông luôn đặt tình yêu hòa bình lên hàng...
1 | 2 >>